Trong dân gian, lá lốt không chỉ dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn mà còn là nguyên liệu dùng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá lốt không đúng cách có thể gây ra những tác dụng không tốt cho sức khỏe. Vậy lá lốt có tác dụng gì? Chữa bệnh nào? Hãy cùng workforceresource.net giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tổng quan về lá lốt
Lá lốt thuộc loại cây mềm, thường mọc ở những nơi ẩm thấp và được dùng chế biến món ăn hoặc làm thuốc. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng nên có tác dụng làm ấm, trừ lạnh, dùng để chữa tình trạng đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi tay, chân…
Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giảm đau tốt.
Ngoài tác dụng làm thuốc, lá lốt còn được dùng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn hoặc ăn sống như các loại rau thơm, rau gia vị.
II. Những tác dụng của lá lốt
Lá lốt thường được kết hợp với một số nguyên liệu khác để điều trị bệnh. Vậy lá lốt có tác dụng gì? Đó là:
1. Giải cảm, chữa cảm cúm
Như đã chia sẻ, lá lốt có đặc tính nóng ấm và chứa nhiều chất kháng viêm tốt nên có tác dụng giải cảm, chữa cảm cúm do cơ thể nhiễm lạnh hiệu quả.
Theo đó, bạn chỉ cần lấy một ít lá lốt tươi, sau đó thái nhỏ cùng gừng, hành lá rồi đem nấu với gạo trắng để thành món cháo lá lốt với công dụng chữa cảm cúm, giải cảm.
2. Chữa viêm xoang, tắc mũi
Lá lốt có tác dụng chữa tình trạng tắc mũi, viêm xoang hiệu quả như giải cảm. Bởi vì trong lá lốt có các chất chống viêm, kháng khuẩn tốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm xoang, chứng nghẹt mũi.
Bạn hãy giã nát 1 ít lá lốt tươi sau đó nhét vào lỗ mũi để hít thở. Nên thực hiện cách này khoảng vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng nghẹt mũi, viêm xoang giảm đáng đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp thêm một số loại thuốc điều trị để tình trạng bệnh nhanh khỏi.
3. Làm tan vết bầm tím
Do có các thành phần chống viêm nên lá lốt có tác dụng làm mờ các vết bầm tím, xua tan cơn đau. Cùng với đó là tính nóng ấm của lá lốt sẽ giúp các vết máu bầm tan nhanh chóng.
Bạn giã nát 1 nắm lá lốt, sau đó đắp lên vùng bầm tính. Nên đắp khoảng 2 lần/ngày để thấy sự hiệu quả rõ rệt.
4. Chữa ra mồ hôi tay, chân
Lá lốt cũng có tác dụng điều trị tình trạng ra mồ hôi tay, chân nhiều. Mồ hôi tay, chân ra nhiều sẽ khiến thân nhiệt ở mức thấp, thiếu chất điện giải nên cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Lấy 1 nắm lá lốt tươi đem đun sôi với khoảng 1 lít nước. Sau đó pha với 1-2 thìa cafe muối rồi ngâm tay, chân trước khi đi ngủ mỗi ngày. Nếu thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
5. Giúp lợi sữa ở phụ nữ sau sinh
Với phụ nữ sau sinh, lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt có công dụng làm thông tuyến sữa bị tắc ở phụ nữ sau sinh. Bởi vì lá lốt có tính nóng, chứa nhiều chất chống viêm nên giúp sữa tiết nhiều hơn.
Do đó, phụ nữ sau sinh nên thêm lá lốt vào chế độ ăn uống hàng ngày cùng với các loại thực phẩm khác để tăng hiệu quả lợi sữa.
6. Giảm đau, kháng viêm
Nhờ hoạt chất alkaloid và flavonoid nên lá lốt có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Những hoạt chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt gốc tự do có hại cho cơ thể. Nhờ đó mà tình trạng viêm nhiễm suy giảm.
Theo đó, bạn có thể giã nát lá lốt sau đó đắp lên vùng đau kết hợp với uống nước lá lốt để tăng hiệu quả.
7. Chữa đau khớp
Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng điều trị tình trạng đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Bởi vì lá lốt có đặc tính chống viêm, đánh tan tình trạng máu bầm tại khu vực bị tổn thương, đau nhức.
Đun 1 nắm lá lốt cùng với nửa lít nước, đun sôi cho đến khi còn 1 bát con nước là được. Sau đó, uống nước lá lốt sau ăn từ khoảng 30 phút đến 1 tiếng, nên sử dụng liên tục trong khoảng 1-2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, ngâm chân tay với nước lá lốt cũng có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông khắp cơ thể, làm ấm người nên các tác dụng giảm đau nhức do lạnh.
8. Chữa đau bụng do lạnh
Một trong những công dụng khác của lá lốt chính là chữa đau bụng do lạnh. Bởi lá lốt có đặc tính kháng khuẩn, tính ấm nên giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày.
Đun sôi 1 nắm lá lốt với nước cho đến khi còn khoảng 1-2 bát con. Uống nước lá lốt trước khi đi ngủ trong khoảng 5-7 ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng do lạnh.
9. Chữa nhiệt miệng
Tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng xảy ra là do viêm khoang miệng. Với đặc tính chống viêm, sát khuẩn cao nên lá lốt còn có công dụng làm giảm tình trạng nhiệt miệng, làm dịu lợi bị sưng. Nhờ đó mà giảm tình trạng chảy máu chân răng, giúp khoang miệng sạch sẽ.
Bạn hãy nhai nát một ít lá lốt và ngậm trong miệng sau khi ăn. Cách này sẽ giúp sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hình thành trong khoang miệng. Cuối cùng là đánh răng trước khi đi ngủ để răng được bảo vệ tốt hơn.
III. Những lưu ý khi dùng lá lốt
- Người bình thường chỉ nên dùng khoảng 50-100g lá lốt. Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải…
- Đối với người bị táo bón, nhiệt miệng hay nóng bức trong người… việc dùng lá lốt có thể khiến môi bị khô, cảm giác khát. Nếu sử dụng nhiều có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Chất dinh dưỡng trong lá lốt sẽ không bị mất đi khi nấu chín vì thế bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Những người bị nóng gan, nhiệt miệng nặng không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lá lốt có tác dụng gì. Mong rằng bài viết đã mang đến bạn những kiến thức bổ ích về sức khỏe, qua đó bạn có thể áp dụng để điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà.